Mẫu nhà có tầng hầm chìm là một trong những lựa chọn được ưa chuộng đặc biệt với những gia đình có oto và muốn mở rộng không gian sinh hoạt. Tuy nhiên để lựa chọn thiết kế và thi công loại hình nhà ở này cần phải tìm hiểu kỹ thông tin và cần lưu ý một số thông tin sau. Hãy cùng BigHome tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu mẫu nhà có tầng hầm chìm?
Nhà có tầng hầm chìm là cách gọi khác của những ngôi nhà có 1 hay nhiều tầng được thiết kế một phần nằm bên dưới lòng đất như cái hầm. Nhiệm vụ của tầng này chính là nơi để xe oto, xe máy hoặc nhà kho chứa đồ.
Hiện nay, các mẫu nhà phố có tầng tầm chìm đang khác được yêu thích và lựa chọn những năm gần đây. Bởi nó giúp cho không gian sinh hoạt của gia đình trở nên rộng thoáng, độc đáo và hiện đại hơn.
2. Ưu điểm của mẫu nhà có tầng hầm chìm
Ở các thành phố lớn, mẫu nhà có tầng hầm chìm hay bán hầm thường được sử dụng làm nhà kho để lưu trữ đồ đạc hay xe cộ. Điều này giúp gia chủ tiết kiệm được nhiều không gian sinh hoạt cũng như giúp gia tăng thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Ở nước ngoài, tầng hầm cũng được sử dụng với mục đích khác nhau. Đặc biệt ở những vùng thời tiết giá lạnh thì tầng hàm được sử dụng là nơi lưu trữ và bảo quản thức ăn hay để chứa lò dưởi, máy nước nóng hay hệ thống điện trong nhà.
Còn với những nơi thời tiết ẩm ướt thường xuyên thì tầng hầm là lựa chọn lý tưởng để chống ẩm cho tầng trệt. Tuy nhiên, tầng hầm không thể sử dụng để ở vì không khí khu vực này khá tối và bí không tốt cho sức khỏe.
3. Một số lưu ý quan trọng khi xây nhà tầng hầm chìm
- Về diện tích ngôi nhà
Tiêu chuẩn để thiết kế tầng hầm cho căn nhà của bạn phải đạt kích thước tối thiểu 3x5m để đáp ứng để xe 4 chỗ loại nhỏ, còn với xe thân dài hơn hoặc xe 7 chỗ thì kích thước tối thiểu 3×5,5m.
Diện tích đất nhỏ hơn sẽ không đủ tiêu chuẩn để xây hầm bởi việc di chuyển xe vào tầng hầm sẽ rất khó và khiến không gian bí bách và khó khăn trong việc hoàn thiện công trình cũng như lắp đặt các trang thiết bị khác.
- Hệ thống giao thông ở trước cửa tầng hầm
Tầng hầm là nơi để xe oto nên vị trí cửa của tầng hàm phải đảm bảo thông thoáng và giao thông thuận lợi. Đồng thời đường dẫn vào tầng hầm cần hạn chế đường uốn lượn hay cắt ngang lối đi bộ vào nhà. Đường dẫn đến hầm phải đảm bảo độ ma sát để xe ra vào không bị trơn trượt. Có thể dùng gạch chống trượt bán sẵn trên thị trường hoặc thiết kế các rãnh chống trơn trượt.
- Hệ thống thoát nước trong tầng hầm
Dù khu đất nhà bạn có địa hình cao hay trũng thì vẫn cần bố trí hệ thống thoát nước cho tầng hầm giúp hầm không bị ngập úng trong mùa mưa. Đồng thời cần hạn chế tính trạng đọng nước và ngập khi có chiều cường hay trời mưa. Điều này rất quan trọng với những vùng như Hà Nội hoặc Sài Gòn bởi hệ thống cấp thoát nước ở những thành phố lớn không thực sự tốt nên dễ gây ngập úng. Vì vậy lối vào hầm phải bố trí mương thoát nước để không bị nước chảy vào trong hầm.
- Hệ thống đèn điện dưới hầm
Vì thiết kế hầm chìm âm xuống lòng đất nên không khí sẽ bí bách hơn các tầng khác và ánh sáng tự nhiên không vào được bên trong. Vì thế, bạn nên lắp đặt bóng đèn chiếu sáng cảm ứng ở cửa tầng hầm và thiết kế đèn bên trong tùy ý.
- Cửa tầng hầm
Loại cửa phù hợp nhất cho tầng hầm là cửa cuốn thủy lực bởi dễ sử dụng và không chiếm nhiều diện tích, đảm bảo an toàn. Tuy vậy, bạn nên chọn loại cửa thủy lực có tính năng tự dừng khi có vật cản bên dưới giúp đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ hay vật nuôi. Bạn cũng có thể sử dụng cửa điều khiển từ xa để đóng mở thuận tiện khi không có người ở nhà.
- Đảm bảo sự an toàn
Nếu bạn dùng tầng hầm để làm kho thì nên bố trí khu vực để hóa chất riêng và lắp đặt thêm hệ thống báo cháy giúp tránh tình trạng hỏa hoạn. Bởi tầng hầm là khu vực dễ gây cháy nổ nhá trong căn nhà.
Qua những thông tin hữu ích trên hy vọng bạn đã hiểu hơn về cách thiết kế mẫu nhà có tầng hầm chìm. Nếu cần tư vấn thêm thông tin về loại hình nhà ở này, hãy gọi ngay tới hotline 0975 838 482 của BigHome để được hỗ trợ kịp thời.