Những mẫu nhà có tầng hầm đang được nhiều gia đình ưa chuộng và ứng dụng. Bởi chúng có lợi thế mang lại cho gia chủ nhiều tiện ích như có thêm không gian để chứa đồ hay nơi để xe máy, ô tô… Hãy cùng Xây dựng BigHome tìm hiểu các mẫu thiết kế nhà có tầng hầm đẹp và ấn tượng đang được ưa chuộng hiện nay nhé!
1. Vì sao bạn nên chọn xây dựng nhà có tầng tầm
Đây là một trong những cách giúp tận dụng diện tích đất một cách hiệu quả. Nhà có tầng hầm không chỉ giúp tạo không gian sống với nhiều tiện ích mà còn giúp ngôi nhà trở nên đẹp mắt và có sự hài hòa hơn. Đặc biệt với những căn nhà có diện tích chiều ngang eo hẹp.
Chính vì thế mà mẫu nhà có tầng hầm hiện nay được nhiều gia chủ lựa chọn xây dựng, khu vực tầng hầm này giúp gia chủ sử dụng để làm gara xe hay làm kho lưu trữ đồ đạc tiện lợi, gọn gàng.
2. Các loại thiết kế nhà có tầng hầm phổ biến
Nhà có tầng hầm là giải pháp hoàn hảo với những nơi có diện tích nhỏ hẹp. Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng mà bạn nên chọn xây dựng loại tầng hầm phù hợp. Có 2 loại tầng phổ biến hiện nay đó là:
- Tầng hầm chìm: Đây là thiết kế tầng hầm có không gian nằm hoàn toàn bên dưới mặt đất. Độ sâu của tầng hầm tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia chủ. Kiểu thiết kế này thường thấy tại các trung tâm thương mại, siêu thị hay tòa nhà chung cư… những nơi cần đến diện tích để xe lớn.
- Tầng bán hầm: Là loại tầng hầm có một nửa độ cao nằm ở trên mặt đất, phần còn lại nằm bên dưới mặt đất. Loại tầng này giúp thuận tiện trong các tác thi công và sử dụng. Chúng còn khắc phục được nhược điểm thiếu sáng của tầng hầm thông thường.
3. Cách lựa chọn xây dựng tầng hầm cho nhà phố hiện đại
- Địa hình và địa chất
Trước khi bắt tay vào thực hiện, bạn cần kiểm tra độ cao, độ dốc của đất cũng như độ thấm của nền đất hay mực nước ngầm. Nếu đất quá cao và dốc thì bạn có thể chọn xây dựng tầng bán hầm. Việc này giúp tận dụng được ánh sáng tự nhiên cũng như giảm được chi phí xây dựng. Còn nếu đất thấp và bằng phẳng có thể xây tầng hầm chịu sâu dưới lòng đất giúp cách âm và cách nhiệt hiệu quả. Trường hợp nền đấy yếu và thấm nước cần lựa chọn và thiết kế loại tầng hầm có kết cấu vững chắc cũng như có hệ thống chống thấm và thoát nước hiệu quả.
- Mục đích sử dụng
Mỗi loại tầng hầm có ưu điểm khác nhau, vì vậy tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng của gia chủ để lựa chọn loại tầng hầm phù hợp. Nếu gia chủ muốn xây dựng căn nhà phố nhỏ những vẫn đảm bảo sự thoải mái và tiện nghi thì hãy lựa chọn mẫu nhà có tầng bán hầm.
- Ngân sách và pháp lý
Xây dựng nhà có tầng hầm là công việc cần đến thời gian và tiền bạc. Vì vậy bạn nên tính toán mức chi phí cần bỏ ra để thi công và bảo trì tầng hầm. Các chi phí cho hạng mục này gồm: chi phí khảo sát đại chất, chi phí thi công móng, vách ngăn, điện nước, thông gió và trang trí nội thất. Bạn cũng nên kiểm tra các quy định về xây dựng cũng như sử dụng tầng hầm của cơ quan quản lý tại địa phương để tránh vi phạm.
4. Quy định xây dựng nhà có tầng hầm và bán hầm
- Quy định xây dựng tầng hầm
Về số tầng hầm
Quy định của Bộ Xây dựng cho phép thiết kế và xây dựng nhà ở tối đa 5 tầng hầm. Tuy nhiên, thực tế số tầng hầm thường ít hơn nhiều so với quy định này. Với các nhà ở thường chỉ xây một tầng hầm. Còn với các công trình có quy mô lớn hoặc có mục đích kinh doanh, gia chủ có thể xây từ 2-3 tầng hầm để phục vụ nhu cầu đỗ xe của khách hàng.
Về chiều cao của tầng hầm
Chiều cao tối thiểu của mỗi tầng hầm quy định là 2,2m. Đường dốc để đi vào và ra của tầng hầm cũng phải đạt chiều cao này. Điều này giúp bảo đảm sự tiện lợi, an toàn cho các loại xe có thể lưu thông trong tầng hầm.
Bên cạnh đó, khi thiết kế tầng hầm cũng cần chú ý đến cách bố trí cột, đà bên trong tầng hầm. Nếu tầng hầm có thiết kế nhiều đà thì phải giảm chiều cao xuống 20-30cm. Vì thế, chiều cao tiêu chuẩn cho tầng hầm là 2,2m giúp đảm bảo không gian thoáng mát, an toàn và thuận tiện khi sử dụng.
- Quy định xây dựng tầng bán hầm
Tương tự như quy định chiều cao của tầng bán hầm, độ cao tối thiểu phải là 2,2m. Ngoài ra, một số quy định khác cần lưu ý như sau:
- Về chiều cao phần trên mặt đất của tầng hầm không được vượt quá 1,2m so với bề mặt đường hiện hữu và đã có sự ổn định (tính từ sàn tầng trệt).
- Đường dốc (vị trí đường xuống tầng hầm) phải đảm bảo cách ranh giới lộ giới ít nhất 3m.
- Nếu nhà liền kề có mặt tiền tiếp giáp với đường lộ giới < 6m thì không được thiết kế tầng hầm có lối lên xuống để cho ô tô tiếp cận trực tiếp với mặt đường.
Hy vọng qua những thông tin trên bạn đã hiểu hơn về cách thiết kế nhà có tầng hầm đẹp theo đúng quy định. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn được tư vấn kỹ hơn, hãy gọi ngay tới hotline của BigHome để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.