Những lưu ý khi xây nhà bán hầm gia chủ nhất định phải biết

Nhà bán hầm mang lại rất nhiều lợi ích về cả thẩm mỹ lẫn giá trị sử dụng cho căn nhà của gia chủ. Nhưng khi xây nhà bán hầm sẽ có những lưu ý cần thiết mà gia chủ cần phải nắm được để phát huy được tối đa lợi ích và đảm bảo độ an toàn cho công trình. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau!

1. Nhà bán hầm là gì?

Có thể hiểu, nhà bán hầm là một kiểu kiến trúc xây dựng được nhiều gia chủ lựa chọn nhằm tăng diện tích, không gian sử dụng cho căn hộ. Là kiểu xây dựng có một phần chiều cao hiện lên trên mặt đất để tận dụng ánh sáng và tạo ra không gian thông thoáng, mát mẻ cho khu vực bên trong hầm. 

2. Những lưu ý khi xây nhà bán hầm 

Chi phí xây dựng

Khi xây nhà có hầm thì chi phí sẽ cao hơn từ 115-140% so với nhà thông thường, nên chủ đầu tư cần dự trù kinh phí để quá trình xây dựng được diễn ra suôn sẻ. Gia chủ có thể tham khảo một số đơn vị cung cấp bảng báo giá thiết kế nhà phố, biệt thự chi tiết và từ đó có thể dự trù được kinh phí cho ngôi nhà của mình.

Tuy nhiên, giải pháp tối ưu là nên chọn một công ty xây dựng trọn gói để công trình được trọn vẹn nhất.

Quy định về xây nhà bán hầm

  • Theo quy định thì phần nổi của tầng bán hầm (tính từ sàn tầng trệt) không quá 1,2m so với cao độ vỉa hè hiện hữu ổn định.
  • Vị trí đường xuống tầng hầm (ram dốc) cách ranh lộ giới tối thiểu là 3m
  • Đối với nhà ở liền kề có mặt tiền xây dựng giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 6m, không thiết kế tầng hầm có lối lên xuống dành cho ôtô tiếp cận trực tiếp với đường.

Quy định về chiều cao của tầng hầm

Theo quy định của bộ xây dựng thì chiều cao tối thiểu khi thiết kế thi công tầng hầm cho nhà phố, biệt thự là 2,2m trở lên. Chiều cao đường dốc cũng phải từ 2,2m trở lên. Gia chủ khi xây dựng cần phải tính toán sao cho hợp lý chiều cao theo nhu cầu sử dụng thực tế của gia đình.

Độ dốc của tầng hầm

Theo quy định, độ dốc của tầng bán hầm không được vượt quá 15-20% so với chiều sâu của tầng hầm. Chiều cao được tính từ mép cửa hầm vuông góc với mặt dốc. Tuân thủ quy định về độ dốc trong thi công tầng hầm giúp các phương tiện lưu thông thuận tiện và an toàn, đặc biệt là các loại xe oto có gầm thấp. Với tầng hầm có dốc cong thì độ dốc không vượt quá 13% và dốc thẳng là 15%

Trường hợp nhà không có diện tích lớn, tầng bán hầm sát mặt đường thì độ dốc khoảng 20-25%. Và với độ dốc này thì cứ đi vào 1m chiều dài trong hầm thì nền sẽ thấp xuống 25cm

Độ sâu của tầng bán hầm

Tầng bán hầm thường sẽ đào xuống độ sâu tối đa là 1,5m so với mặt đất tự nhiên. Để thi công tầng bán hầm thì bắt buộc phải đào đất cả công trình, theo quy định trung bình chiều sâu đào cho đến đáy móng là 3m

Đảm bảo chống thấm, chống ngập

Đây là yếu tố quan trọng khi xây nhà bán hầm, để đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ của công trình, đặc biệt là khi xây dựng ở những khu vực mưa nhiều, hay ngập lụt. Khi xây dựng tầng hầm, nhất định phải đảm bảo thi công vách hầm đúng kỹ thuật, tính toán và bố trí hợp lý hệ thống thoát nước.

Ánh sáng và độ thoáng

Vì một phần nằm dưới lòng đất, nên việc đảm bảo ánh sáng và độ thoáng khi là điều cực kỳ cần thiết. Để có được thiết kế tối ưu và an toàn thì chủ đầu tư nên tiếp nhận tư vấn chuyên môn từ những KTS có kinh nghiệm.

Trên đây là những lưu ý quan trọng khi xây nhà bán hầm, hy vọng là bạn đã có thêm được vài thông tin hữu ích hỗ trợ cho quá trình xây dựng ngôi nhà của mình. Nếu có bất cứ câu hỏi nào về thiết kế thi công hay tìm kiếm một đơn vị xây nhà uy tín, chất lượng hãy liên hệ ngay tới cho kiến trúc Bighome để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *