Hiện nay, nhà bán hầm mang lại nhiều lợi ích về mặt thẩm mỹ và giá trị sử dụng cho gia chủ. Để tầng bán hầm có thể phát huy được lợi ích cũng như đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng, bạn cần hiểu rõ khái niệm nhà bán hầm là gì và quy định xây dựng nhà bán hầm như thế nào? Hãy cùng BigHome tìm hiểu ngay sau đây.
1. Nhà tầng hầm là gì?
Nhà bán hầm được bố trí và xây dựng một tầng thấp hơn so với vỉa hè. Có một số nơi thường gọi tầng 1 là tầng trệt và ngược lại, tầng hầm thường nằm sâu trong lòng đất và nằm dưới luôn cả tầng 1.
2. Nhà bán hầm là gì?
Ngoài tầng hầm thì tầng bán hầm là kiểu kiến trúc được nhiều người sử dụng để tăng diện tích cho không gian căn nhà. Nếu chiều cao của tầng hầm có đến hơn một nửa nằm bên dưới cốt mặt đất thì tầng bán hầm là kiểu thiết kế có một nửa chiều cao nằm trên hoặc ngang với cốt của mặt đất theo quy hoặc đã được phê duyệt. Cách thiết kế này giúp tận dụng ánh sáng và tạo không gian mát mẻ, thông thoáng cho khu vực bên trong hầm.
3. Một số quy định về xây dựng tầm hầm và bán hầm
3.1 Quy định xây dựng tầng hầm
- Về số tầng hầm
Theo quy chuẩn thiết kế và quy định của bộ xây dựng về xây dựng nhà ở, số tầng hầm không được thiết kế vượt quá 5 tầng. Tuy nhiên, có rất hiếm các công trình xây dựng nhà có 5 tầng hầm.
Với kiến trúc nhà ở thông thường thì gia chủ thường sẽ thiết kế 1 tầng hầm. Còn với những công trình có diện tích lớn hơn hoặc xây dựng để kinh doanh thương mại thì có thẻ xây 2-3 tầng hầm chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu để xe của khách hàng.
- Quy định về chiều cao của tầng hầm
Theo quy định, chiều cao tối thiểu của 01 tầng hầm là 2,2m và chiều cao đường dốc tối thiểu 2,2m. Chiều cao và độ dốc của tầng hầm phải đảm bảo sự thuận tiện, an toàn cho quá trình di chuyển của các loại xe lưu thông trong tầng hầm.
Khi thiết kế tầng hầm cũng cần chú ý tới thiết kế cột và đà trong tầng hầm. Nếu tầng hầm có nhiều đà thì độ cao phải giảm 20-30cm. Vì vậy, độ cao hợp lý nhất của tầng hầm là 2,2m giúp đảm bảo sự thông thoáng, an toàn và thuận tiện khi sử dụng.
3.2 Quy định xây dựng tầng bán hầm
Quy định xây dựng tầng bán hầm cũng tương tự như quy định xay dựng của tầng hầm với chiều cao tối thiểu phải là 2,2m.
Tùy thuộc vào kiến trúc của từng công trình cũng như nhu cầu sử dụng củagia chủ, KTS sẽ tư vấn về độ cao an toàn, hợp lý khi thiết kế tầng hầm và tầng bán hầm.
3.3 Một số các quy định khác về tầng hầm nhà phố
Với các công trình xây dựng tầm hầm nhà phố, gia chủ cần tuân thủ theo các quy định dưới đây:
+ Phần nổi của tầng hầm không cao quá 1,2m so với độ cao có sẵn của vỉa hè hiện hữu và đã ổn định (tính từ sàn tầng 1).
+ Ram dốc (vị trí của đường hầm xuống tầng tầm) phải cách ranh lộ giới tối thiểu là 3m.
+ Với nhà liền kề có mặt tiếp giáp đường lộ giới nhỏ hơn 6m thì không được thiết kế tầng hầm có lối lên xuống cho ô tô tiếp cận trực tiếp với mặt đường.
- Quy định về xây dựng tầng hầm nhà phố
+ Chiều sâu hầm khoảng 1,5m trở lại so với mặt đất.
+ Nền và vách hầm cần phải đổ bê tông cốt thép với độ dày 20m để không bị các loại nước thải sinh hoạt hay nước ngầm của các căn hộ xung quanh ngấm vào.
+ Cần thiết kế rãnh âm ở phần chân đường dẫn dốc xuống tầng hầm giúp hứng nước mưa và giúp dẫn nước sang lỗ ga.
+ Đảm bảo sự thông thoáng, thoải mái và khả năng đón ánh sáng của tầng hầm.
- Quy định về độ dốc
Theo quy định thì độ dốc tầng hầm không vượt quá 20% so với chiều sâu của tầng hầm. Chiều cao của cửa hầm so với mặt dốc cần đảm bảo an toàn cho các phương tiện trong quá trình di chuyển.
+ Nếu dốc cong thì không được vượt quá 13%, dốc thẳng không vượt quá 15%.
+ Với nhà phố ngắn, hẹp và không có sân hay sát mặt đường chính thì độ dốc tối đa là 25%.
Trên đây là những thông tin về nhà bán hầm là gì cùng như các quy định cần lưu ý khi xây dựng tầng hầm, tầng bán hầm. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn thêm. Hãy liên hệ ngay tới BigHome qua hotline 0975 838 482 để được hỗ trợ kịp thời.