Tư vấn chi tiết những chi phí xây dựng nhà bán hầm

Nhà bán hầm hay còn được gọi là tầng bán hầm, là một kiểu thiết kế nhà có phần thấp nhất ngôi nhà được xây dựng nổi khỏi mặt đất, tạo ra một khoảng không gian thông thoáng và rộng rãi. Kiểu nhà này hiện đang khá phổ biến tại thị trường Việt và đặc biệt là các thành lớn, diện tích đất xây dựng bị hạn hẹp. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về nhà bán hầm, chi phí và kinh nghiệm xây dựng kiểu nhà này ra sao qua bài viết dưới đây!

Nhà bán hầm là gì?

Có thể hiển đơn giản, nhà bán hầm là một tầng nằm dưới mặt đất, nhưng có một phần chiều cao nhô lên trên mặt đất. Phần nhô lên thường được tận dụng để lấy ánh sáng tự nhiên, tạo ra tầm nhìn ra bên ngoài. Nhà bán hầm có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như:

  • Làm gara để xe: đây là công dụng phổ biến nhất của khu vực này, nhờ có vị trí dưới mặt đất nên nhà bán hầm giúp tiết kiệm diện tích cho khu vực sinh hoạt bên trên mà vẫn đảm bảo an ninh cho xe cộ.
  • Phòng khách, phòng sinh hoạt chung: với thiết kế thông thoáng và có thể lấy sáng tự nhiên, thì nhà bán hầm là nơi lý tưởng để bố trí phòng khách hoặc phòng sinh hoạt chung cho gia đình
  • Phòng ngủ: nếu được thiết kế hợp lý thì nhà bán hầm cũng có thể được dùng làm phòng ngủ, nhưng cần phải lưu ý đảm bảo độ thông thoáng và ánh sáng cho căn phòng.
  • Phòng kho, phòng giặt ủi: nhà bán hầm cũng là nơi lý tưởng để bố trí phòng kho, phòng giặt hay phòng chức năng khác mà không cần nhiều ánh sáng tự nhiên.

Bên cạnh những công dụng ấy thì nhà bán hầm vẫn có nhược điểm như:

  • Chi phí thi công sẽ cao hơn so với những căn nhà thường, không có hầm. Mức chênh lệch chi phí này đến từ điều kiện khắt khe của vật liệu chống thấm, độ dốc và yếu tố kỹ thuật phức tạp. Bởi độ sâu của tầng bán hầm càng lớn thì chi phí càng nhiều
  • Thiết kế, thi công tầng bán hầm cũng phức tạp hơn so với nhà truyền thống, nên cần phải tính toán kết cấu hợp lý, thợ phải có tay nghề cao thì công trình mới đảm bảo độ an toàn và thẩm mỹ.

Quy định xây dựng tầng bán hầm

Quy định chiều cao của tầng bán hầm tối thiểu phải là 2,2m. Tùy vào kiến trúc của từng công trình cũng như nhu cầu sử dụng của khách hàng, lúc này KTS sẽ tư vấn cho bạn về độ cao an toàn, hợp lý khi thiết kế tầng bán hầm.

Một vài quy định khác về tầng hầm nhà phố

Với các trường hợp xây dựng tầng hầm nhà phố, thì gia chủ cần phải tuân thủ theo các quy định dưới đây:

  • Phần nổi tầng hầm không cao quá 1,2m so với độ cao của vỉa hè hiện hữu và đã ổn định (tính từ sàn tầng trệt)
  • Ram dốc (vị trí đường hầm xuống tầng hầm) phải cách ranh lộ giới tối thiểu là 3m
  • Nhà liền kề có mặt tiền tiếp giáp với đường lộ giới nhỏ hơn 6m, không được thiết kế tầng hầm có lối lên xuống cho oto tiếp cận trực tiếp với mặt đường.

Quy định xây dựng tầng hầm nhà phố

  • Chiều sâu khoảng 1,5m trở lại so với mặt đất
  • Nền và vách hầm cần đổ bê tông, cốt thép có độ dày 20m để đảm bảo không bị các loại nước thải sinh hoạt, nước ngầm của các căn hộ xung quanh ngấm vào
  • Cần thiết kế các rãnh âm ở chân đường dẫn dốc xuống tầng hầm để hứng nước mưa và dẫn nước sang lỗ ga
  • Đảm bảo sự thoáng đãng, thoải mái và cân đối sự thông khí và khả năng đón ánh sáng của tầng hầm

Quy định về độ dốc của tầng hầm nhà phố

Theo quy định của bộ xây dựng về độ dốc tầng hầm nhà phố và các công trình xây dựng nói chung, thì độ dốc tầng hầm không được vượt quá 20% so với chiều sâu của tầng hầm và chiều cao của cửa hầm so với mặt dốc phải đảm bảo an toàn cho các phương tiện trong quá trình di chuyển

  • Trường hợp dốc cong thì không được vượt quá 13%
  • Trường hợp dốc thẳng không vượt quá 15%
  • Trường hợp nhà phố ngắn, hẹp, không có sân, sát đường thì độ dốc tối đa là 25%

Xây nhà bán hầm hết bao nhiêu tiền?

Chi phí xây dựng

Thông thường tầng bán hầm sẽ được tính bằng 1,5 – 2 lần so với sàn tầng trệt tùy theo độ sâu, độ phức tạp của hầm. Có thể ước lượng như sau:

  • Tầng bán hầm có độ sâu từ 1.0 đến 1.3m so với cốt vỉa hè tính 150% diện tích sàn tầng trệt
  • Tầng bán hầm có độ sâu từ 1.3 đến 1.7m so với cốt vỉa hè tính 170% diện tích sàn tầng trệt
  • Tầng bán hầm có độ sâu từ 1.7 đến 2.0m so với cốt vỉa hè tính 200% diện tích sàn tầng trệt

Chi phí gia cố hầm

Khi xây dựng công trình có tầng hầm thì phụ thuộc vào độ phức tạp của địa hình khu vực thi công, KTS sẽ tính toán xem có phải gia cố vách tầng hầm khi đào đất, mục đích nhằm chống sạt lở đất nhà bên cạnh, chống sụt lún, nghiêng hay sập nhà bên nhất là nhà cấp 4 đã xây dựng lâu năm.

Chi phí này được tính riêng ngoài chi phí xây dựng thô, tùy vào điều kiện thi công, địa chất công trình và biện pháp thi công.

Trên đây là những thông tin, kinh nghiệm về việc xây dựng nhà bán hầm hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm phần nào. Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng một căn nhà bán hầm thì hãy liên hệ ngay với kiến trúc Bighome để được đội ngũ KTS và kỹ sư tư vấn chi tiết hơn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *