Tầng hầm tại khách sạn là không gian cần thiết với các công trình lưu trú không có bãi nổi và không có diện tích xây dựng lớn. Việc thi công hầm để xe khách sạn khá phức tạp và đòi hỏi phải có tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Hãy cùng BigHome tìm hiểu một số biện pháp thi công tầng hầm khách sạn ngay sau đây nhé!
1. Vai trò của tầng hầm với công trình khách sạn
Theo quy định của Tổng Cục Du lịch ban hành, các khách sạn cần đáp ứng các điều kiện về nơi để xe cách vị trí lưu trú tối đa 200m. Với các khách sạn từ 3 sao trở lên, phải có nơi gửi xe ở ngay tại khách sạn. Điều này sẽ đơn giản với những công trình có diện tích và mặt bằng lớn có thể làm bãi giữ xe nổi. Nhưng phần lớn các khách sạn hiện nay đều có mặt bằng hẹp và nằm trên các tuyến phố đông đúc, cách xa bãi gửi xe tư nhân. Chính vì vậy mà việc thi công tầng hầm cho các công trình này là một giải pháp tối ưu.
Một số những yếu tố quan trọng và nổi bật của tầng hầm khách sạn như:
– Đây được coi là giải pháo tối ưu cho các khách sạn có diện tích mặt bằng không lớn và tọa lạc tại các khu sầm uất thiết chỗ gửi xe hoặc giá trông khá cao.
– Thi công hầm giúp bạn chế chiều cao, số tầng cho khách sạn
– Là một trong những tiêu chí đáng giá xếp hạng của Tổng Cục Du lịch
– Mang đến những tiện ích tốt hơn cho khách lưu trú, thể hiện sự chuyên nghiệp và dịch vụ nâng tầm.
2. Những quy định cần biết khi thi công tầng hầm khách sạn
- Về số tầng: Theo quy định của Bộ Xây Dựng, chiều sâu tầng hầm của khách sạn không được vượt quá 5 tầng. Đây cũng là quy định chung được đưa ra cho các công trình nhà cao tầng hay trung tâm thương mại.
- Về chiều cao: Cần đảm bảo yêu cầu về chiều cao tối thiểu của tầng hầm là 2,2m, chiều cao độ dốc cũng cần phải tương ứng là tối thiểu là 2,2m. Đây là chiều cao lý tưởng để các xe di chuyển thuận tiện nhất.
- Về chiều sâu: Tầng hầm phải thiết kế có độ sâu tối thiểu 1,5m trở lên. Tuy nhiên đối với các công trình chỉ làm tầng bán hầm, độ sâu sẽ được tính là 1,5m trở xuống.
- Về độ dốc: Cần tính toán không vượt quá 20% so với chiều sâu của hầm xe.
- Về nền và vách: Theo quy định, nền và vách hầm cần phải được làm từ bê công cốt thép với những yêu cầu quy chuẩn về độ dày tối thiểu là 20cm. Cần phải được xử lý chống thấm và chống ngập để đảm bảo an toàn cho xe của khách.
3. Biện pháp thi công phần tường chắn đất cho tầng hầm khách sạn
- Kỹ thuật thi công tường chắn đất
Phần tường bao của tầng hầm khách sạn sẽ được dựng lên trước rồi mới tiến hành đào vét lớp đất ở bên trong cho đến tận đáy. Đây là một trong những biện pháp thi công tương đối phổ biến được dùng trong các công trình tầng hầm của khách sạn hay nhà cao tầng. Trường hợp móng KTS sử dụng cọc khoan nhồi thì tiến hành đồng thời cả thi công phần tường bao. Biện pháp này yêu cầu tường bao chịu được áp lực lớn từ đất và tải trọng lớn do găm sâu vào lòng đất.
Giải pháp kỹ thuật chống đỡ được áp dụng là: tường bao cừ thép, tường cừ cọc xi măng đất và tường cừ barrette.
- Kỹ thuật thi công tường vây Barrette
Tường vây barrette là loại tường bê tông được đổ trực tiếp xuống, độ dày từ 600-800mm. Chúng giúp chắn giữ ổn định hố móng sâu trong quá trình thi công. Phần tường này được làm từ các đoạn cọc barrette, với tiết diện chữ nhật, chiều rộng thay đổi từ 2.6m- 5.0m.
Các đoạn tường barrette được liên kết giúp chống thấm bằng gioăng cao su, thép và chúng làm việc đồng thời thông qua các dầm đỉnh tường. Dầm bo được đặt áp sát tường phía bên trong của tầng hầm. Nếu có 02 tầng hầm, tường barrette thường sẽ được thiết kế có chiều sâu 16-20m tuỳ vào địa chất của công trình cũng như phương pháp thi công. Khi tường barrette chịu được tải trọng đứng lớn thì tường sẽ được thiết kế dài hơn, có thể dài trên 40m để có thể chịu tải trong như cọc khoan nhồi.
4. Biện pháp đào đất trước khi thi công tầng hầm
Đây được coi là một giải pháp kỹ thuật tương đối cổ điển và chúng được áp dụng rất nhiều cho các công trình xây dựng khách sạn tại Việt Nam. Biện pháp này phù hợp với các công trình có tầng hầm chiều sâu không lớn từ 1-2 tầng. Điều kiện để sử dụng phương pháp này chính là có mặt bằng rộng.
Khi đã đào đến đáy của tầng hầm sẽ tiến hành xây dựng từ dưới lên trên theo đúng thiết kế của tầng hầm khách sạn đã chuẩn bị. Cần phải gia cố thêm tầng hầm bằng đất, cọc bê tông hay cọc thép,… sau đó sẽ ghép ván và đổ vữa vào giữa để tránh sụt lún.
5. Biện pháp thi công song song tầng hầm và các tầng khách sạn bên trên
Đây là phương phép kết hợp nhiều biện pháp kỹ thuật thi công nhằm giảm thiểu thời gian thi công. Tuy nhiên, kỹ thuật này tương đối phức tạp và cần có kế hoạch khoa học và chuẩn mực.
Trình tự thi công như sau:
+ Thi công phần tường trong đất và cọc khoan nhồi trước, giống như phương pháp thi công tường nhà làm tường chắn đất.
+ Thực hiện đổ bê tông sàn trệt ngay trên mặt đất tự nhiên, sau đó sàn tầng trệt được tỳ lên tường trong đất và các cột tầng hầm.
Thông thường, sẽ lợi dụng lỗ của cầu thang máy, cầu thang bộ hay giếng trời để làm cửa đào đất và vận chuyển đất lên trên. Đồng thời để thông gió và chiếu sáng cho việc đào đất và thi công các tầng dưới.
Khi bê tông đã đạt đến cường độ yêu cầu, tiến hành đào đất qua các lỗ sàn cho đến tận cốt của sàng tầng hầm 1, sau đó dừng lại để đặt cốt thép, đổ bê tông.
Đồng thời với việc thi công các tầng hầm thì sẽ tiến hành thi công phần thân từ dưới lên.
Khi thi công đến phần sàn tầng dưới cùng, tiến hành đổ bê tông đáy của tầng hầm liền với đầu cọc khoan nhồi. Đây cũng là phần bản móng của nhà và bản này có nhiệm vụ chống thấm và chịu lực đẩy nổi Archimet.
Trên đây là những chia sẻ về các giải pháp kỹ thuật thi công tầng hầm khách sạn. Chúng tôi hy vọng giúp chủ đầu tư nắm được phần nào những ưu và nhược điểm của mỗi loại từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp cho công trình của mình. Để được tư vấn kỹ hơn, hãy gọi ngay tới BigHome qua hotline 0975 838 482 để được hỗ trợ.